ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế về một số nông sản nhiệt đới. Để biến tiềm năng thành hiện thực, để nông nghiệp trở thành vị trí mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế, để nông nghiệp xứng đáng là một thực thể không thể thiếu góp phần  quan trọng trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới và hải đảo thì một trong những việc làm cấp bách hiện nay là đầu tư toàn diện vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là hết sức cần thiết. Nông nghiệp Việt Nam chỉ phát triển bền vững và công cuộc xây dựng nông thôn mới thành công trong giai đoạn cách mạng 4.0 khi các giải pháp dưới đây được thực hiện triệt để và đồng bộ.

NGUT.Th.S Nguyễn Thành Vân

Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á

Để thực hiện  phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn cách mạng 4.0 thì không chỉ là nhiệm vụ đặc thù của riêng nông dân, những cư dân sống ở nông thôn mà còn có cả sự đóng góp của tổng hợp các nguồn lực xã hội, của cả hệ thống chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nông nghiệp bền vững đã và đang trở thành mối quan tâm của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nông nghiệp bền vững còn có nghĩa là hàm lượng khoa học công nghệ trong nông sản chiếm tỉ trọng cao. Tỉ trọng công nghệ  trong nông nghiệp càng cao thì có nghĩa sự phát triển của nông nghiệp càng vững bền. Nhiều quốc gia trên thế giới coi ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là khâu đột phá chuyển từ nông nghiệp có giá trị gia tăng thấp sang nông nghiệp dựa vào tri thức có giá trị gia tăng cao, đây cũng là  giải pháp quan trọng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công. Phát triển nông nghiệp trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là hiện tượng mà đã trở thành tác động trực tiếp với đời sống cộng đồng. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng suy giảm mạnh, hiện tượng nhiễm mặn từ nước biển ngày càng nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp trong khi theo dự báo đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vượt mốc 9 tỷ người đều là những thách thức hết sức to lớn không chỉ với riêng nước ta .

Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm gần 70% tổng giá trị sản phẩm (GDP) ở nông thôn. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều tiến bộ của khoa học và công nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của những người làm nghề nông. Nhiều chính sách đã ban hành tạo lập cơ sở pháp lý để hỗ trợ kịp thời cho nông dân, đã tạo ra động lực nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực cho đại đa số những cư dân sống bằng nghề nông nghiệp. Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng cây ăn quả… đang góp phần quan trọng cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, thu nhập bình quân của nông dân vẫn còn rất thấp, đặc biệt là nông dân vùng miền núi. Trong năm hầu như người dân không có đủ việc làm vì họ có quá ít đất đai, thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp từ nghề khác ở nhiều nơi chưa phổ biến. Đất đai của các trang trại gia đình ít nơi đủ lớn về diện tích. Diện tích đất trồng thường bị chia cắt từ nhiều mảnh nhỏ. Việc dồn điển đổi thửa để sản xuấy theo mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa phải nơi nào cũng thuận lợi bởi nhiều lý do khác nhau.  Việc đưa giống mới năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất chưa thật triệt để vì những ảnh hưởng của tập quán canh tác, nguồn nước, địa hình , khí hậu… Đây là những trở ngại để nông sản Việt Nam gặp khó khăn, sức cạnh tranh với nông sản các nước trong khu vực còn khiêm tốn.

Trong ba thập niên gần đây, định nghĩa về nông nghiệp bền vững đã được hình thành và có nhiều ý kiến khác nhau. Có thể hiểu nông nghiệp bền vững theo một số định nghĩa sau:

  1. Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh kinh tế – kỹ thuật. Năng suất lao động tăng và duy trì trong dài hạn là bằng chứng cho sự tăng trưởng nông nghiệp theo con đường bền vững.
  2. Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh sinh thái. Một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm và phá vỡ cân bằng sinh thái thì hệ thống đó không thể nào là bền vững được.
  3. Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh môi trường con người. Một hệ thống nông nghiệp không cải thiện được trình độ về giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân nông thôn thì hệ thống đó không được xem là bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sản xuất nông nghiệp ở trình độ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của việc tăng dân số mà không làm suy thoái môi trường. Có thể thấy rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói, và môi trường sống của nông dân cũng như người dân nông thôn. Phát triển  nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới cần phải đảm bảo sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, hay nói cách khác phải đảm bảo được tăng trưởng kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường thiên nhiên bền vững.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn nông nghiệp phát triển bền vững chúng ta cần khẩn trương và kiên quyết thực hiện các nhiệm vụ căn bản  sau đây:

Thứ nhất Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ  kiên quyết thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo môi trường thuận lợi nhất cho hình thành chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, từng địa phương về cây trồng , vật nuôi có thế mạnh; tiếp tục tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng; nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, đặc biệt coi trọng xuất khẩu và thị trường trong nước; đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thứ haiKhẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn; có cơ chế, chính sách đồng bộ thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất giữa Nhà nông- Nhà nước- Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp. Tổng kết và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Nhà nước cần có cơ chế đặc thù để đầu tư cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tương tự như đầu tư cho các khu công nghiệp, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, cấp điện , nước và bảo vệ môi trường; Đồng thời, Nhà nước cũng cần có  chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tùy lợi thế của mỗi vùng sinh thái. Xây dựng môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp. Hoàn thiện việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa đặc thù.

Thứ ba, Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Phát triển nông nghiệp phải đồng bộ với xây dựng nông thôn mới. Đầu tư phát triển và hỗ trợ thương mại, nhất là ở các vùng nông thôn hẻo lánh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp áp dụng tốt bộ quy chuẩn về sản xuất và tăng cường quản lý khâu chế biến và lưu thông để bảo đảm lương thực, thực phẩm an toàn khi đưa ra thị trường. Trang bị kiến thức đồng bộ về khoa học , công nghệ và  thị trường cho nông dân. Phát triển đồng bộ các mũi nhọn nông nghiệp công nghệ cao như công nghệ tạo giống mới;  công nghệ tưới tiết kiệm; Công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Công nghệ canh tác tiên tiến…

Thứ tưChủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung vào các lĩnh vực như: Nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro khác đối với sản xuất kinh doanh. Cải thiện và tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến nông trong tổ chức quản lý sản xuất, dự báo, cảnh báo sớm và gắn kết hệ thống này với dịch vụ tư vấn nông nghiệp. Thay đổi căn bản phương pháp canh tác và kỹ thuật chọn giống phù hợp với cây trồng , vật nuôi và phù hợp với vùng sinh thái. Xây dựng năng lực nghiên cứu và ứng dụng để từng bước giải quyết được những thách thức mới nảy sinh của quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân đối với rủi ro và ít chịu tác động nhất từ biến đổi khí hậu.

Thứ năm, Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải nông nghiệp, tăng cường quản lý môi trường nông thôn, tránh ô nhiểm nguồn nước, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; quán triệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp. Tư duy kinh tế xanh đòi hỏi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.

Muốn thành công trong tiến trình phát triển nông nghiệp bền vững, một trong những giải pháp căn bản và toàn diện là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp được biểu hiện ở các khía cạnh từ trạng thái sức khỏe; trình độ; kỹ năng nghề phù hợp yêu cầu cùng những phẩm chất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, nguồn nhân lực nông nghiệp đã được quan  tâm cuả Nhà nước bằng cơ chế chính sách đào tạo , ưu đãi, cử tuyển…

Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt nam cho thấy cho thấy, Việt Nam đang dồi dào lực lượng lao động, nhưng lại thiếu lao động trong ngành nông nghiệp, nhất là lao động chất lượng cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Mỗi năm cả nước cần trên một triệu lao động trong ngành này, nhưng đội ngũ cán bộ nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% là có trình độ đại học, cao đẳng, 40% có trình độ trung cấp và 10% sơ cấp. Hiện nay cả nước ta mới có 13 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về ngành nông, lâm nghiệp; 60% các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề có dậy về nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nông nghiệp làm khoa học chưa đủ mạnh để tạo ra những sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao và có tính ứng dụng lớn, điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, đào tạo còn chưa gắn với thực hành…,  khiến cho số lượng cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ khối ngành nông, lâm nghiệp vẫn đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của xã hội. Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, chưa tính đến số thanh niên nông hiện nay đang rời nông thôn lên thành phố lập nghiệp, hoặc lao động thủ công trong các khu công nghiệp.Về an ninh biên giới thì lực lượng lao động đang ‘‘ly nông’’ và ‘’ly hương’’ ngày càng trở nên phổ biến cũng là điều rất đáng báo động… đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng cách đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức vào sản xuất, kinh doanh, đưa tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản. Gắn bó chặt chẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý, hiệu quả, bảo đảm cơ sở cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Điều quan trọng là hướng tới phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồng mẫu lớn”; các trang trại nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn với quy trình sản xuất khoa học, hiện đại.

Về vấn đề đào tạo nhân lực đối với nhóm trực tiếp tham gia canh tác bao gồm từ sinh viên cao đẳng, kỹ thuật viên, nông dân nòng cốt . Trong quá trình đào tạo đến  khi tốt nghiệp, họ phải được trang bị và hội đủ một số tiêu chuẩn :

  • Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề , có kỷ luật, có ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác, và ý thức vì tập thể, cộng đồng cao;
  • Năng lực chuyên môn theo các yêu cầu của cấp độ đào tạo: độ thành thạo nghiệp vụ cao; Ý chí vượt khó, bền bỉ. Có kỹ năng giao tiếp tốt.

–   Kỹ năng xã hội: kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng nhanh,   hội nhập cao … ;

–  Tinh thần và phương pháp đột phá, sáng kiến, sáng tạo trong công việc…;

– Năng lực tự học, tự rút bài học kinh nghiệm bản thân, biết học hỏi đồng nghiệp, làm mới mình…thê hiện tiềm lực làm việc lâu dài…(nhân lực chất lượng cao không thể thiếu kỷ năng tự học);

– Cuối cùng là năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội, có năng lực cạnh tranh… có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội…

Có thể thấy rằng, thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành nông nghiệp không phải là một việc đơn giản, cũng không chỉ riêng ngành Nông nghiệp có thể thực hiện nếu không có sự đầu tư đồng bộ  cùng một chính sách thu hút đặc biệt. Bởi vậy cần phải có sự đầu tư, phối hợp toàn diện mọi mặt . Cần phải giải quyết được những vấn đề quan trọng như sau:

  1. Bổ sung quy hoạch và đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp đặc thù của Ngành nông nghiệp. Cần tăng cường xây dựng và đầu tư phát triển hệ thống Trường có đào tạo lĩnh vực nông, lâm nghiệp để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Điều chỉnh việc mất cân đối về bậc đào tạo, mất cân đối về ngành nghề đào tạo, mất cân đối về quy mô đào tạo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích mở rộng các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu có chức năng đào tạo nghề do tư nhân thành lập tại cáckhu công nghiệp, khu vực nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho người có nhu cầu học tập dễ dàng tiếp cận cơ sở đào tạo, nâng cao trình độ của mình với chi phí thấp nhất. Mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ của công nghệ giáo dục nghề nghiệp vào thực tiễn . Đưa doanh nghiệp vào Nhà trường , gắn Nhà trường với sản xuấ của Doanh nghiệp. Xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng là bước đi đúng hướng trong giai đoạn hội nhập.
  2. Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho người dân làm nông nghiệp, sống bằng nghề nông nghiệp. Cần trang bị kiến thức và kỹ năng hội nhập cho nông dân. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đang nằm trong tiến trình toàn cầu hóa, phải thay đổi tư duy nông nghiệp trước đây, hướng tới con đường liên kết, hợp tác với nhau trong quy trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm để sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Người nông dân khi đã giác ngộ và hiểu rằng phải tích cực học tập để tăng kiến thức, nâng cao trình độ sản xuất của mình họ sẽ vững vàng hơn trong các khâu sản xuất hàng hóa của mình. Hiện nay, chúng ta đang hướng tới gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp ra thị trường thế giới, trong khi các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường, bao gồm những vấn đề về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu… Do đó, người nông dân thời nay phải thật sự là những người có trình độ, có kiến thức, không chỉ là kiến thức về nông nghiệp chất lượng cao, mà còn cả những kiến thức về chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển để nắm bắt kịp xu thế của thế giới, xây dựng được nền nông nghiệp Việt Nam với những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế Global Gap để phù hợp với thị trường quốc tế hiện nay.
  3. Phối hợp xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm để làm mô hình trình diễn với quy mô lớn, chất lượng cao, từ đó khuyến khích được người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh hoạt động phổ biến, chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiến bộ cho nông dân. Xây dựng một số Trường trọng điểm chất lượng cao đào tạo về nông lâm nghiệp và thủy sản. Triển khai sâu rộng và áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào các ngành đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội để thực sự phát huy được tác dụng đối với nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp để nhanh chóng cập nhật được những công nghệ mới, học tập được những kinh nghiệm tiên tiến của thế giới, tạo môi trường học tập tiên tiến để nâng cao chất lượng của giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập.

4, Nông nghiệp là lĩnh vực đặc thù, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế , xã hội , góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Bởi vậy, việc tạo chính sách thu hút, tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế thụ hưởng các Chương trình mục tiêu Quốc gia, về trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp, cơ sở thực hành thực tập chuyên môn hóa đặc thù…cũng cần được quan tâm và đầu tư đặc biệt của Nhà nước.   Tăng cường chính sách cho vay ưu đãi đi học nghề. Đa số đời sống người nông dân Việt Nam hiện nay còn gặp không ít những khó khăn, rất nhiều lao động trong nông nghiệp không được đào tạo, thậm chí còn chưa hoàn thành hết chương trình học phổ thông. Do đó, việc nhận được vốn vay ưu đãi để đi học nghề là một vấn đề rất quan trọng. Mặt khác , trong xã hội hiện nay phổ biến là chỉ con em nông dân mới đi học nghề nông. Người lao động sau khi học được nghề và đi làm, quá trình vừa đi làm vừa tích lũy kinh nghiệm và tài chính để vừa tạo điều kiện học tiếp, vừa hoàn trả công nợ. Việc này vừa  giải quyết được vấn đề thiếu lao động chất lượng cao trong nông nghiệp, vừa hạn chế được nhiều tệ nạn xã hội phát sinh do người lao động không có việc làm. Để thực hiện được điều này, cần lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ. Những chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ bao gồm: Chương trình cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ… Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt của các cấp, các ngành; nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch để có thể làm tốt chức năng, nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến các hộ nghèo và các tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh; nâng cao chất lượng của các điểm giao dịch ở xã, huyện; đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo; uốn nắn những sai phạm và hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi.

  1. Coi hoạt động “hướng nghiệp” cho thanh thiếu niên là việc làm thiết thực để thu hút lực lượng lao động cho nông nghiệp. Hiện đội ngũ chuyên gia trong ngành nông nghiệp mặc dù đã được bổ sung cả về số lượng và trình độ được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, số lượng chuyên gia trẻ trong ngành chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, trong khi nhân lực trẻ là một điều kiện quan trọng trong việc tiếp thu và áp dụng công nghệ tiến bộ của nông nghiệp. Ngành nông nghiệp không phải là ngành hấp dẫn với số đông thanh niên hiện nay vì quan niệm của hầu hết người Việt Nam đều cho rằng nông nghiệp là một nghề vất vả, độ rủi ro cao và chậm đem lại sự giàu có. Đây là lý do chính làm cho hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều chạy đua vào các ngành đang nóng để rồi phải thất nghiệp sau khi ra trường do dư thừa đào tạo. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần phải chú trọng đến công tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ. Việc hướng nghiệp này phải bắt đầu từ chính việc phân tích nhu cầu đào tạo, hoạch định và dự báo. Cần thay đổi nhận thức về việc chọn nghề, tránh đi theo trào lưu mà không xét đến nhu cầu thực của thị trường. Tuy nhiên, để có thể hướng sự nhìn nhận và quan tâm của học sinh, phụ huynh cũng như toàn xã hội đến ngành nông nghiệp, có một vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp sẽ gop phần định hướng nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của nông nghiệp, nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao hiện nay, cơ hội thăng tiến, mức thu nhập…, đây đều là những thông tin rất quan trọng mà các học sinh và phụ huynh khó có cơ hội tiếp cận. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nông nghiệp mới chỉ quan tâm đến phần ngọn, tức là chờ đến mùa tốt nghiệp, sinh viên ra trường tự tìm đến các doanh nghiệp này để xin việc, chứ chưa quan tâm đến việc làm sao có thể thu hút được học sinh lựa chọn những ngành mà doanh nghiệp cần để theo học. Tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp không thể đứng ngoài hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, mà cần phải liên kết chặt chẽ với hệ thống trường của Ngành nông nghiệp để thực hiện đạt hiệu quả cao công tác này.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016). Chiến lược Phát triển nhân lực nông nghiệp
  2. Tạp chí Khoa học Đông Nam Á, chuyên mục Phát triển nông nghiệp
  3. Tổng cục Thống kê (2016). Tạp chí Con số và Sự kiện.
  4. http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn
  5. https://www.mard.gov.vn/
  6. http://www.tapchicongsan.org.vn
  7. http://www.tuyengiao.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời