PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH SẼ TIẾP TỤC ĐƯỢC HOÀN THIỆN ĐỒNG BỘ

Đó là khẳng định của ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính). Đây là bước tiếp theo được triển khai quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính và pháp luật tài chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính nhằm cụ thể hóa Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 07/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngày Pháp luật ngành Tài chính.

Kịp thời sửa đổi, bổ sung và xây dựng các chính sách tài chính

Thời gian qua, hệ thống pháp luật tài chính đã được Bộ Tài chính từng bước hoàn thiện đồng bộ, trong đó một số văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) quy định các chính sách mang tính đột phá, “đi trước mở đường”. Pháp luật tài chính được sửa đổi, bổ sung kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính.

       Ông Ngô Hữu Lợi

Ông Ngô Hữu Lợi cho biết, với chức năng nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nên hàng năm có số lượng văn bản QPPL được Bộ Tài chính xây dựng, ban hành rất lớn. Hệ thống pháp luật tài chính đã tiếp tục hoàn thiện cả về nội dung, hình thức, số lượng và chất lượng văn bản QPPL.

Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định, cung cấp ý kiến pháp lý của tổ chức pháp chế cho dự thảo văn bản QPPL được nâng cao; thời hạn thẩm định bảo đảm; nội dung thẩm định có lập luận vững chắc về từng vấn đề, làm cơ sở để đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản, góp phần bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật tài chính. Nhiều văn bản thẩm định đã đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính phản biện đối với cả nội dung và hình thức của dự thảo văn bản, làm cơ sở để đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh, nâng cao tính khả thi, hợp lý của dự thảo văn bản.

Về tổng thể, pháp luật tài chính đã được hoàn thiện theo những nhóm nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, bổ sung những quy định mới nhằm thể chế hóa, quy phạm hóa chủ trương, định hướng của Đảng; đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ hai, kịp thời sửa đổi những quy định còn bất cập, hạn chế so với thực tiễn, đặc biệt là sửa đổi, bãi bỏ những quy định về thủ tục hành chính không còn cần thiết hoặc còn tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí tuân thủ.

Thứ ba, bổ sung, cập nhập những quy định mới cho phù hợp với thông lệ và các Điều ước quốc tế.

Thứ tư, xử lý, giải quyết những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống nhất giữa văn bản tài chính với luật, nghị định trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan.

Tiếp tục tăng cường công tác hoàn thiện pháp luật tài chính

Trả lời