Giới học giả trên thế giới rất biết và ngưỡng mộ GS Nguyễn Quốc Định (1915-1976). Ông là người sáng lập ra học thuyết Công pháp Quốc tế (Luật Quốc tế) được Liên hợp quốc chấp nhận và xây dựng thành những công ước để trở thành Bộ luật có tính ràng buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Điều đặc biệt là GS Nguyễn Quốc Định và Chủ tịch Hồ Chí Minh có những mối liên hệ đặc biệt mà ít ai biết đến. Nhân kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1980 – 19/05/2022) Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc…
GS Nguyễn Quốc Định trong thời gian dự Hội nghị Geneve 1954 về Việt Nam.
Nhiều học giả Mỹ và phương Tây đã thất bại trong việc xây dựng học thuyết Công pháp Quốc tế cho nhân loại. Vậy mà, Học thuyết Công pháp quốc tế được thế giới công nhận và trở thành nền móng cho các công ước quốc tế sau này, tác giả lại chính là một người Việt Nam, đó là GS Nguyễn Quốc Định. Giá trị và tư tưởng vô cùng lớn lao của Học thuyết do một giáo sư là công dân Việt Nam chứa đựng tư tưởng công bằng, bác ái và đầy tính nhân văn của người Việt Nam, nó không phải là của bất cứ một học giả phương Tây lẫy lừng nào. Đây cũng là điều đang còn không ít người trong nước được biết. Học thuyết của GS Nguyễn Quốc Định có nhiều nội dung có giá trị cao đề cập về quan điểm, lập trường chính trị và kinh tế mà chúng ta hàng ngày đang đối mặt và sử dụng, vận dụng. Có lẽ Chỉ có những sinh viên và nghiên cứu sinh sang tu nghiệp tại châu Âu và châu Mỹ để nghiên cứu về Luật Quốc tế mới thấy rõ công lao vô cùng to lớn của một con người Việt Nam: GS Nguyễn Quốc Định – người đặt nền móng cho Luật pháp công ước quốc tế.
GS Nguyễn Quốc Định sang Pháp để hoàn thiện kiến thức cũng như sáng tạo của mình cho Ngành Luật vào năm 1939 khi ông mới 24 tuổi. Và ông đã dễ dàng và khá nhanh chóng bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ Luật do nước Pháp công nhận bởi tài năng và sức lao động của ông vào năm 1946 khi ông mới 31 tuổi, nhưng ông đã rất khó khăn để được nhận học vị Tiến sỹ quốc tế ngành Luật???
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Nhà Nước Việt Nam độc lập do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp. Tuy nhiên, khi phái đoàn ta sang tới nơi thì Chính phủ Pháp bị đổ và phải đợi 2 tháng để chờ Chính phủ mới của họ được thành lập và ổn định mới tiến hành đàm phán được. Trong 2 tháng đó, chính Giáo sư Nguyễn Quốc Định với uy tín cao trong giới chính trị, học giả và Việt Kiều tại Pháp đã trở thành người đưa đường cho Bác Hồ và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi thăm thú và làm việc với các nhân vật trong Chính giới Pháp và Việt Kiều. Trong thời gian này, Giáo sư Nguyễn Quốc Định đã có cơ hội và thời gian để được hiểu rất nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ nhưng đầy khát vọng đưa dân tộc mình đi lên.
Sau khi GS Nguyễn Quốc Định mất (1976) cho tới nay, Công pháp Quốc tế (CPQT) vẫn tiếp tục được các học trò của ông và những người kế tục phát triển, bổ sung, nhưng các cuốn sách mới vẫn trang trọng đặt tên ông là tác giả hàng đầu để hiểu tư tưởng của ông vẫn là tư tưởng chủ đạo của CPQT và Thế giới vẫn trân trọng ông.
Vào thời điểm đó, người Pháp chưa mấy thiện cảm với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam. Thấy giáo sư Nguyễn Quốc Định có liên hệ mật thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam thì phản ứng của họ là treo bằng Tiến sỹ của giáo sư Nguyễn Quốc Định nhằm dò xét quan điểm, thái độ chính trị của giáo sư. Mãi tới năm 1949, khi Học thuyết Nguyễn Quốc Định được Liên hợp quốc chấp nhận và sử dụng đồng thời được chọn làm giáo trình giảng dạy trong các trường luật của nước Pháp và thế giới thì Nước Pháp mới vội trao bằng Tiến sỹ cho ông khi ông 34 tuổi. Giáo sư Nguyễn Quốc Định nhanh chóng được công nhận học vị Giáo sư trong Ngành học quan trọng này. Sau đó GS đã trở thành chuyên gia cao cấp của Liên hợp quốc về Công pháp Quốc tế giám sát các hội nghị Quốc tế về hoà bình (như Hội nghị Paris về Việt Nam, về Lào…).
Với lứa tuổi tương đương cùng thời với cựu Hoàng Bảo Đại và có uy tín, GS Nguyễn Quốc Định cũng trở thành người thân tín của cựu Hoàng. Cựu Hoàng đã từng yêu cầu GS giúp đỡ để ông có thể trở lại chính trường Việt Nam. Trước lời đề nghị đó, GS đã lựa lời khuyên giải cựu Hoàng rằng ông chỉ có thể giúp cựu Hoàng rời chính trường trong danh dự sao cho ít tổn thất nhất về uy tín mà thôi, còn không thể giúp cựu Hoàng trở lại chính trường trong nước nữa, bởi ở Việt Nam giờ đây đã có Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô cùng tài giỏi, thông minh, có tinh thần dân tộc cao độ và cơ bản rất được lòng người dân nước Việt và chỉ có thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đủ Tầm, đủ tâm, đủ tài, đủ trí, đủ dũng để đứng ra giải quyết vấn đề của người Việt Nam.
GS Nguyễn Quốc Định vừa là một người Việt, lại vừa có con mắt khách quan như của người đứng ngoài cuộc đã có quan điểm như vậy với cựu Hoàng Bảo Đại về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện càng cho ta thấy rõ sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt của mọi người. Chúng ta càng thêm tin tưởng và yêu kính vị Lãnh tụ tài ba của Dân tộc.
SEAFIT tóm lược từ tư liệu gia đình GS Nguyễn Quốc Định