BIẾN NGUY THÀNH CƠ GIỮA ĐẠI DỊCH COVID – 19

Trịnh Huy Châu – Chuyên viên kinh tế cấp cao, Viện nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á

Trước tình hình đại  dịch covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường: Theo số liệu cập nhât lần cuối lúc 10h32 ngày 22/03/2020 tại trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp covid – 19 Bộ Y tế:

  Số ca nhiễm Tử vong Nghi nhiễm Bình phục Số ca âm tính
Việt Nam 94 0 196 17 15.543
Trung Quốc 81.054 3.261 134 71.740  
Thế giới 309.033 13.139      

 

Như vậy, đến tối ngày 21/3/2020  tại Việt Nam đã ghi nhận 94 ca dương tính, tổng số trương hợp nghi ngờ đang theo dõi cách ly 196 ca, tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ 6.948, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) 36.050, trong đó cách ly tại nhà, nơi cư trú là 25.140 trường hợp. Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn 15.637, số mẫu dương tính: 94, số mẫu âm tính: 15.543.

  

Mặc dù vậy, cho đến nay, dưới  sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, sự hưởng ứng tích cực và trách nhiệm của toàn xã hội, Việt Nam chúng ta đã hoàn thành một khối  lượng công việc khổng lồ trong thời gian ngắn kỷ lục để kiểm soát khống chế thành công dịch bệnh covid-19. Cụ thể:

  • Đã kịp thời theo dõi, phân tích, đánh giá đúng tình hình, trên cơ sở đó, dự báo chính xác diễn biến của đại dịch, không để bị động, bất ngờ.
  • Công bố công khai tình hình tại ổ dịch và mức độ lây lan nguy hiểm của chủng virut mới.
  • Không chủ quan coi thường nhưng cũng không sợ hãi hoang mang: bình tĩnh nhưng quyết liệt ngay từ đầu, coi chống dịch như chống giặc, thậm chí còn lạc quan, tự tin “ biến nguy thành cơ” !
  • Đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả đất nước, của toàn bộ hệ thống chính trị, các cơ quan lãnh đạo, đảng chính phủ từ Trung ương tới cơ sở để thực hiện  chiến lược xã hội hoá công cuộc phòng  chống dịch. Trong đó có sự tham gia tích cực, chủ động  của  lực lượng vũ trang (bộ đội – công an), các đoàn thể quần chúng, đội ngũ doanh nhân, các lực lượng ngành y tế, các nhà khoa học công nghệ, văn nghệ sỹ và toàn thể người dân, gần như không ai thờ ơ đứng ngoài trong cuộc chiến chống đại dịch viêm phổi cấp covid – 19.
  • Đổi mới và điều chỉnh nhiều cơ chế chính sách, qui định trong lĩnh vực kinh tế – xã hội ; Huy động và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật và các nguồn lực dự trữ về tài chính, hàng hoá, nhu yếu phẩm v.v…để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
  • Đặc biệt, chúng ta đã bước đầu tận dụng được một số cơ hội mới xuất hiện nhằm thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để chiến thắng dịch bệnh, đưa đất nước tiếp tục phát triển. Thí dụ: Đại dịch covid – 19 bùng phát trên thế giới và lây lan sang nước ta được coi là thời điểm thích hợp để đề cao và phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước sẵn sàng, tích cực quyết liệt chống lại mọi loại giặc, phát huy ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, chia sẻ rủi ro, đoàn kết đùm bọc giúp đỡ nhau của nhân dân ta. Mỗi người dân trở thành một chiến sĩ, mỗi cụm dân cư, địa bàn phường xã, thôn xóm trở thành một pháo đài kiên cố, vững chắc. Toàn dân tộc đoàn kết với ý chí kiên cường, có kiến thức và kỹ năng phòng vệ, tham gia phòng chống dịch bệnh một cách tự giác có hiệu quả.

Về kinh tế: đã xuất hiện những cơ hội phát triển mới không thể bỏ qua. Tuy nhiều quốc gia tuyên bố đóng cửa biên giới nhưng do nhu cầu đời sống người dân nên Chính phủ của họ vẫn phải nhập khẩu hàng hoá như trước đây, trong đó có hàng tiêu dùng,nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm của Việt Nam…

Nhiều khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng của đại dịch, thị trường biến động đòi hỏi chúng ta phải đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm và khai thác nguồn cung nguyên liệu để đảm bảo phát triển bền vững trong mọi tình huống. Trên cơ sở đó, chúng ta đã kịp thời tái cơ cấu nền kinh tế, tìm bạn hàng mới, cung ứng sản phẩm mới mở rộng thị phần tại thị trường cũ và mở thị trường mới.  Nhờ vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn chồng chất khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể tăng xuất khẩu gạo, nông sản chế biến rau củ quả, dụng cụ kit sang nhiều nước. Hơn nữa, trong bối cảnh bị dịch bênh đe doạ, việc tăng cường quan hệ kinh tế với nội khối Asean là một trong những định hướng quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như hậu đại dịch…

Sự lây lan dịch bệnh tạo ra cơ hội đẩy mạnh CMCN 4.0 như  xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số, dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh thương mại điện tử, làm viêc từ xa, dạỵ và học onlin v.v…Đây cũng là cơ hội phát huy trí sáng tạo năng động, đổi mới không ngừng của bộ máy lãnh đạo cũng như doanh nghiệp và nhân dân. Riêng trong lĩnh vực trực tiếp phòng chống dịch bệnh, chúng ta đã sáng tạo chuỗi biện pháp liên hoàn, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau rất hiệu quả (cái khó trong đại dịch đã làm ló nhiều cái khôn rất đáng tự hảo). Có thể khái quát như sau: Phát hiện kịp thời  – Chủ động ngăn chặn  – Tích cực cách ly – Quyết liệt chữa trị – Khẩn trương nghiên cứu – Đoàn kết toàn dân (Thí dụ: Bộ Kit thử – thuốc chữa và vacxin phòng dịch…)

Những thành tựu đã đạt được:

  • Giai đoạn 1: Chúng ta đã chữa khỏi 100% cho 16/16 ca nhiễm. Tại thời điểm hiện nay, chúng ta đã chữa khỏi cho khoảng gần 20 % tổng số người nhiễm virut. Tốc độ lây nhiễm ko nhanh như nhiều nước khác, người mắc bệnh chủ yếu từ bên ngoài về Việt Nam điều trị, và hiện chưa có ca tử vong nào.
  • An ninh giữ vững, người dân tin tưởng vào Chính phủ. Cuộc sống đảm bảo.
  • Bộ máy trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quí báu v.v…uy tín của Việt Nam tăng lên trong chống dịch.

Tóm lại, mặc dù trận chiến chống đại dịch covid – 19 còn rất phức tạp, khó khăn, không cho phép chủ quan thoả mãn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể  tự hào và tự tin sẽ vượt qua mọi thử thách, bởi lẽ chúng ta có ý chí quyết tâm, có năng lực thực sự, có tiềm lực cần thiết và có kinh nghiệm quí báu và hơn cả là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ./.

Trả lời