HỘI ĐỒNG CỐ VẤN
VIỆN NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC, THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

I. Cơ sở pháp lý

  1. Hội đồng Cố vấn là cơ quan tư vấn cho Hội đồng Viện về mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Viện;
  2. Viện trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng Cố vấn;
  3. Số lượng, danh sách thành viên, chế độ phụ cấp của thành viên Hội đồng Cố vấn do Hội đồng Viện quyết định.

II. Nhân sự Hội đồng cố vấn

ĐẠI SỨ, TIẾN SỸ

NGÔ QUANG XUÂN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

CẤP CAO VIỆN NGHIÊN CỨU

TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC,

THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á,

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI GỐM SỨ GIA DỤNG

VIỆT NAM

 

Đại sứ, Tiến sỹ Ngô Quang Xuân là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Ông từng là Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Đại sứ Ngô Quang Xuân cũng từng giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội.

Đại sứ Ngô Quang Xuân không chỉ từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội mà còn là Đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới. Phó Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Phó Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới. Ông từng tham gia đàm phán để Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

 

CÁC THÀNH VIÊN BAN CỐ VẤN

ĐẠI SỨ, TIẾN SỸ

LUẬN THUỲ DƯƠNG

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

CẤP CAO VIỆN NGHIÊN CỨU

TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC,

THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

Đại sứ, Tiến sĩ Luận Thuỳ Dương, Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hoà liên bang Myanmar (2016-2019), Đại sứ đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cấp quan hệ hữu nghị Việt Nam – Myanmar lên quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện năm 2017. Bà hiện là Cố vấn của Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao, nhà nghiên cứu khoa học, tác giả 2 cuốn sách “Quá trình hình thành và phát triển kênh đối thoại đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị của ASEAN – Kênh 2” (2010) và “Cộng đồng Văn hóa – Xã hội: Tầm nhìn tới năm 2025” (2017).
Được Chính phủ phong hàm Đại sứ bậc I nước CHXHCNVN suốt đời năm 2018, nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chính phủ Việt Nam năm 2019, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngoại giao”, Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam”, nhiều Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Ngoại giao.
Tham gia nhiều công tác xã hội: Phó Ban kết nối cộng đồng doanh nghiệp VN thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, Thành viên Hội đồng Cố vấn của Hiệp hội doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nữ trí thức thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Myanmar. 

 

ĐẠI SỨ, TIẾN SĨ

LÊ THỊ TUYẾT MAI

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

CẤP CAO VIỆN NGHIÊN CỨU

TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC,

THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRỰC

HỘI ĐỒNG CỐ  VẤN CẤP CAO VIỆN SEAFIT TẠI HOA KỲ

 

Nắm được tính chất pháp lý – chính trị, biết vận dụng các nguyên tắc luật quốc tế để triển khai và bảo vệ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tối cao là bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc là phương châm mà Đại sứ, TS. Lê Thị Tuyết Mai luôn coi trọng.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với hơn 30 năm hoạt động trong ngành Ngoại giao, đồng thời là chuyên gia luật pháp quốc tế. Bà tốt nghiệp Tiến sỹ về luật kinh tế quốc tế tại Đại học quốc gia Yokohama, Nhật Bản và Cử nhân Đại học Ngoại giao Việt Nam (nay là Học viện Ngoại giao).
Với đam mê luật quốc tế từ khi bước vào Đại học năm 1983, trong suốt cuộc đời công chức của mình, bà Lê Thị Tuyết Mai gắn bó với luật quốc tế và ngoại giao; với công tác ở Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, từng đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ này. Bà là Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL).
Là người có kiến thức rộng và kinh nghiệm thực tiễn về luật quốc tế, ngoại giao và công tác pháp chế, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đã đóng góp tích cực cho công tác tư vấn các vấn đề pháp lý quốc tế trong quan hệ đối ngoại, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trong nước, pháp chế ngành Ngoại giao, hoạch định chính sách, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế song phương và đa phương, giải quyết khiếu nại và tranh chấp quốc tế liên quan đến Nhà nước, Chính phủ, tổ chức và cá nhân của Việt Nam.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai từng là Trưởng đoàn đàm phán, đại diện Việt Nam tham dự nhiều Hội nghị quốc tế về các vấn đề pháp lý, tham gia đàm phán về nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam.
Bà cũng đã tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Hội đồng thẩm định nhiều dự án luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh mạng, Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế, Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.