Hạn chế bảo lãnh vay nợ
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31-12-2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ khoảng 33,6 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nợ vay cho các dự án đầu tư 26,15 tỷ USD, chiếm 84,1%. Dư nợ trái phiếu chính phủ (TPCP) bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách 165.623 tỷ đồng (7,5 tỷ USD).
Cụ thể, dư nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 126.192 tỷ đồng, dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) 39.331 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại 2 ngân hàng này không thay đổi kể từ cuối năm 2016 do chính sách thắt chặt bảo lãnh của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hạn mức bảo lãnh chính phủ năm 2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các khoản vay nước ngoài 0,7 tỷ USD, đối với các khoản vay trong nước 8.000 tỷ đồng. Theo đó, trong năm 2017 Bộ Tài chính không thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ vay vốn trong và ngoài nước cho bất kỳ dự án đầu tư nào.
Siết lại bảo lãnh nợ vay, nên VDB chỉ được phát hành trái phiếu vừa đủ để trả nợ gốc.
Tuy nhiên, trong năm 2017, VBSP đã phát hành lượng TPCP có giá trị 9.250 tỷ đồng, bằng đúng hạn mức được duyệt để trả nợ gốc trong kỳ hạn 9.250 tỷ đồng. Các hạn mức phát hành 5 năm (1.400 tỷ đồng), 10 năm (4.488 tỷ đồng), 15 năm (3.362 tỷ đồng). Điều này làm dư nợ của VBSP không tăng trong năm 2017.
Trong khi đó, VDB đã phát hành thêm một lượng TPCP để trả nợ trong kỳ hạn với tổng giá trị đạt 25.145 tỷ đồng. Các kỳ hạn phát hành trái phiếu 5 năm (5.300 tỷ đồng), 10 năm (11.250 tỷ đồng), 15 năm (8.595 tỷ đồng). Nhờ vậy dư nợ của DVB cũng không tăng so với năm 2016.
Trong năm 2017, Chính phủ không cấp mới bảo lãnh chính phủ cho các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) thực hiện các dự án đầu tư phát triển. Nhưng theo thống kê của Bộ Tài chính, đến nay Chính phủ đã cấp bảo lãnh cho 5 ông lớn có thể vay nợ lên tới 18,8 tỷ USD.
Tổng số vốn đã cấp bảo lãnh chính phủ cho TĐ Điện lực (EVN) 9,72 tỷ USD, TĐ Công nghiệp Than khoáng sản (TKV) 1,24 tỷ USD, TĐ Dầu khí (PVN) 4,04 tỷ USD, TCT Hàng không (Vietnam Airlines) 3,22 tỷ USD, TCT Truyền tải điện Quốc gia 615 triệu USD.
Nhiều dự án mất khả năng trả nợ
Hiện nay dư nợ bảo lãnh ngành điện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ, khoảng 63,82% tổng dư nợ. Mặc dù các dự án ngành điện được bao tiêu đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn lĩnh vực khác, nhưng việc tập trung bảo lãnh chính phủ cho một số doanh nghiệp (DN) với giá trị vay lớn, đã tạo nên tỷ trọng dư nợ lớn, làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề tài chính.
Chẳng hạn, dư nợ của các TĐ, TCT trong lĩnh vực điện hiện lên tới 16,1 tỷ USD, trong đó một số dự án điện gặp khó khăn dài hạn trong quá trình vận hành và trả nợ, như dự án Xekaman 3 của CTCP Điện Việt Lào bị sự cố địa chất bất khả kháng, đang trong quá trình khắc phục.
Tương tự, tình hình bảo lãnh trong lĩnh vực xi măng cũng phát sinh nhiều vấn đề. Một số dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh vay nợ như xi măng Hạ Long, Thái Nguyên, Đồng Bành đang phải thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ.
Đến cuối năm 2017, dư nợ bảo lãnh đối với lĩnh vực xi măng đạt 180,81 triệu USD, giảm so với năm 2016. Nhưng lĩnh vực đầu tư các dự án xi măng vẫn chứa đựng nhiều rủi ro bán hàng do ảnh hưởng của thị trường bất động sản, cần được quản lý theo dõi. Nhiều dự án đầu tư thời gian qua sau khi được Chính phủ bảo lãnh vay nợ đã gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng trả nợ, buộc phải xử lý tài chính.
Đó là các dự án xi măng Sông Thao, Thái Nguyên, Hạ Long, Đồng Bành, giấy Việt Trì, Phương Nam; mía đường Sông Con; thủy điện Xekaman 3. Thực tế này, buộc Chính phủ phải sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ vay.
Trong đó, có 3 dự án nhóm A là giấy Việt Trì do CTCP Giấy Việt Trì làm chủ đầu tư đã trả hết nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, công ty còn nợ Quỹ tích lũy với dư nợ gốc 57,73 tỷ đồng. Dự án xi măng Sông Thao do HUD đầu tư do khó khăn về tài chính không trả được nợ từ năm 2013, phải tạm ứng 1,9 triệu EUR, 2,9 triệu USD từ Quỹ tích lũy để trả nợ vay nước ngoài. Dự án xi măng Thái Nguyên do TCT Xây dựng công nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư không trả được nợ từ năm 2011, phải tạm ứng 30,79 triệu EUR từ Quỹ tích lũy để trả nợ.
Trong khi đó, 2 dự án nhóm B được Chính phủ bảo lãnh vay nợ nhưng không có khả năng trả nợ là dự án xi măng Hạ Long do TCT Sông Đà đầu tư, và dự án xi măng Đồng Bành do TĐ VISSAI nắm cổ phần chi phối. Theo đó Quỹ tích lũy phải cho dự án xi măng Hạ Long vay 75,72 triệu EUR và dự án xi măng Đồng Bành vay 16,55 triệu USD để trả nợ.
Một số dự án nhỏ khác được bảo lãnh vay nợ cũng đang phải vay Quỹ tích lũy để trả nợ. Dư nợ Quỹ tích lũy trả nợ hiện nay đối với dự án mía đường Sông Con 3,76 tỷ đồng, thủy điện Xekaman 3 khoảng 17,54 triệu USD, nhà máy giấy Phương Nam 75 triệu EUR…
Đăng Tuân
[:en]
Hạn chế bảo lãnh vay nợ
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31-12-2017, tổng giá trị bảo lãnh chính phủ khoảng 33,6 tỷ USD, trong đó bảo lãnh nợ vay cho các dự án đầu tư 26,15 tỷ USD, chiếm 84,1%. Dư nợ trái phiếu chính phủ (TPCP) bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách 165.623 tỷ đồng (7,5 tỷ USD).
Cụ thể, dư nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 126.192 tỷ đồng, dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) 39.331 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại 2 ngân hàng này không thay đổi kể từ cuối năm 2016 do chính sách thắt chặt bảo lãnh của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hạn mức bảo lãnh chính phủ năm 2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các khoản vay nước ngoài 0,7 tỷ USD, đối với các khoản vay trong nước 8.000 tỷ đồng. Theo đó, trong năm 2017 Bộ Tài chính không thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ vay vốn trong và ngoài nước cho bất kỳ dự án đầu tư nào.
Siết lại bảo lãnh nợ vay, nên VDB chỉ được phát hành trái phiếu vừa đủ để trả nợ gốc.
Tuy nhiên, trong năm 2017, VBSP đã phát hành lượng TPCP có giá trị 9.250 tỷ đồng, bằng đúng hạn mức được duyệt để trả nợ gốc trong kỳ hạn 9.250 tỷ đồng. Các hạn mức phát hành 5 năm (1.400 tỷ đồng), 10 năm (4.488 tỷ đồng), 15 năm (3.362 tỷ đồng). Điều này làm dư nợ của VBSP không tăng trong năm 2017.
Trong khi đó, VDB đã phát hành thêm một lượng TPCP để trả nợ trong kỳ hạn với tổng giá trị đạt 25.145 tỷ đồng. Các kỳ hạn phát hành trái phiếu 5 năm (5.300 tỷ đồng), 10 năm (11.250 tỷ đồng), 15 năm (8.595 tỷ đồng). Nhờ vậy dư nợ của DVB cũng không tăng so với năm 2016.
Trong năm 2017, Chính phủ không cấp mới bảo lãnh chính phủ cho các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) thực hiện các dự án đầu tư phát triển. Nhưng theo thống kê của Bộ Tài chính, đến nay Chính phủ đã cấp bảo lãnh cho 5 ông lớn có thể vay nợ lên tới 18,8 tỷ USD.
Tổng số vốn đã cấp bảo lãnh chính phủ cho TĐ Điện lực (EVN) 9,72 tỷ USD, TĐ Công nghiệp Than khoáng sản (TKV) 1,24 tỷ USD, TĐ Dầu khí (PVN) 4,04 tỷ USD, TCT Hàng không (Vietnam Airlines) 3,22 tỷ USD, TCT Truyền tải điện Quốc gia 615 triệu USD.
Nhiều dự án mất khả năng trả nợ
Hiện nay dư nợ bảo lãnh ngành điện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh chính phủ, khoảng 63,82% tổng dư nợ. Mặc dù các dự án ngành điện được bao tiêu đầu ra, có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn lĩnh vực khác, nhưng việc tập trung bảo lãnh chính phủ cho một số doanh nghiệp (DN) với giá trị vay lớn, đã tạo nên tỷ trọng dư nợ lớn, làm tăng rủi ro nếu DN có vấn đề tài chính.
Chẳng hạn, dư nợ của các TĐ, TCT trong lĩnh vực điện hiện lên tới 16,1 tỷ USD, trong đó một số dự án điện gặp khó khăn dài hạn trong quá trình vận hành và trả nợ, như dự án Xekaman 3 của CTCP Điện Việt Lào bị sự cố địa chất bất khả kháng, đang trong quá trình khắc phục.
Tương tự, tình hình bảo lãnh trong lĩnh vực xi măng cũng phát sinh nhiều vấn đề. Một số dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh vay nợ như xi măng Hạ Long, Thái Nguyên, Đồng Bành đang phải thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ.
Đến cuối năm 2017, dư nợ bảo lãnh đối với lĩnh vực xi măng đạt 180,81 triệu USD, giảm so với năm 2016. Nhưng lĩnh vực đầu tư các dự án xi măng vẫn chứa đựng nhiều rủi ro bán hàng do ảnh hưởng của thị trường bất động sản, cần được quản lý theo dõi. Nhiều dự án đầu tư thời gian qua sau khi được Chính phủ bảo lãnh vay nợ đã gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng trả nợ, buộc phải xử lý tài chính.
Đó là các dự án xi măng Sông Thao, Thái Nguyên, Hạ Long, Đồng Bành, giấy Việt Trì, Phương Nam; mía đường Sông Con; thủy điện Xekaman 3. Thực tế này, buộc Chính phủ phải sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ vay.
Trong đó, có 3 dự án nhóm A là giấy Việt Trì do CTCP Giấy Việt Trì làm chủ đầu tư đã trả hết nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, công ty còn nợ Quỹ tích lũy với dư nợ gốc 57,73 tỷ đồng. Dự án xi măng Sông Thao do HUD đầu tư do khó khăn về tài chính không trả được nợ từ năm 2013, phải tạm ứng 1,9 triệu EUR, 2,9 triệu USD từ Quỹ tích lũy để trả nợ vay nước ngoài. Dự án xi măng Thái Nguyên do TCT Xây dựng công nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư không trả được nợ từ năm 2011, phải tạm ứng 30,79 triệu EUR từ Quỹ tích lũy để trả nợ.
Trong khi đó, 2 dự án nhóm B được Chính phủ bảo lãnh vay nợ nhưng không có khả năng trả nợ là dự án xi măng Hạ Long do TCT Sông Đà đầu tư, và dự án xi măng Đồng Bành do TĐ VISSAI nắm cổ phần chi phối. Theo đó Quỹ tích lũy phải cho dự án xi măng Hạ Long vay 75,72 triệu EUR và dự án xi măng Đồng Bành vay 16,55 triệu USD để trả nợ.
Một số dự án nhỏ khác được bảo lãnh vay nợ cũng đang phải vay Quỹ tích lũy để trả nợ. Dư nợ Quỹ tích lũy trả nợ hiện nay đối với dự án mía đường Sông Con 3,76 tỷ đồng, thủy điện Xekaman 3 khoảng 17,54 triệu USD, nhà máy giấy Phương Nam 75 triệu EUR…
Đăng Tuân
Xem thêm: