NHỮNG CÁCH THỨC ĐI CÙNG THÁCH THỨC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Trao đổi chuyên ngành: Những cách thức đi cùng thách thức trong đổi mới phương pháp giáo dục

Từ trong quá khứ cho tới hiện tại, các chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu những cách thức đổi mới giáo dục hiệu quả. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng đa phần các quá trình đổi mới trong

Hầu hết đều không phủ nhận những lợi ích mà phương pháp đổi mới giáo dục mang lại nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại những lo ngại của giáo viên.

Vậy điều gì khiến các giáo viên băn khoăn và họ có thể bắt đầu đổi mới phương pháp giáo dục từ những cách thức nào? 

Không quá khó khăn để giải thích cho sự lo ngại của các giảng viên khi họ từ chối thay đổi các chiến lược giảng dạy truyền thống của mình. Bởi đổi mới đồng nghĩa với việc giáo viên phải mạo hiểm ra khỏi vùng an toàn, thay vào đó là vị trí mới họ có thể sẽ phải nhận thất bại. Việc đổi mới phương pháp giáo dục cũng đòi hỏi sự nâng cấp các kỹ năng. Một số giáo viên cho rằng điều này có thể tiêu tốn khoảng thời gian vốn đã ít ỏi của họ.

Tuy nhiên thì “Bạn không chết đuối khi xuống dưới nước. Bạn chết đuối khi ở đó quá lâu”. Chúng ta sẽ ngay lập tức trở nên tụt hậu và khó có thể tiến bộ nếu luôn để nỗi sợ lấn át đi các cơ hội của mình.

Thúc đẩy sự đổi mới trong giáo dục bằng cách trao quyền cho học sinh và truyền cảm hứng cho các giáo viên

Việc tìm ra các phương pháp giảng dạy mới là một kỹ năng quan trọng . Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số phương pháp giáo dục cùng cách tiếp cận sáng tạo giúp nâng cao đáng kể chất lượng học tập, mang đến những giá trị tích cực không chỉ cho đối tượng học viên mà cả bộ phận giáo viên. Dưới đây là 3 trong số nhiều hình thức đổi mới phương pháp giáo dục mà WeWiin muốn chia sẻ cho các giảng viên:

Học tập tích cực (Active Learning)

Khác với lớp học truyền thống, “Học tập tích cực” không chú trọng vào điểm số của những bài kiểm tra cuối kỳ mà nhấn mạnh vào tính chủ động và khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy, phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nhường quyền làm chủ cho học sinh của mình. Sẽ không có hình thức đọc – chép nào diễn ra tại các lớp học tích cực, ở đây giáo viên chính xác là người định hướng dẫn đường để học sinh không bị phụ thuộc quá nhiều vào giáo án soạn sẵn mà phải tự tìm kiếm, tổng hợp và xử lý thông tin.

Đây là phương pháp thúc đẩy mạnh mẽ tính chủ động, phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh nhưng để áp dụng thành công vào thực tế thì không chỉ cần sự cố gắng của học sinh mà đòi hỏi các kỹ năng dẫn dắt định hướng của giáo viên như một người thuyền trưởng chuyên nghiệp.

Giảng dạy trực quan

Việc học qua hình ảnh sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất và dễ nhớ nhất. Phương pháp này thể hiện qua nhiều hình thức trình bày thông tin như: hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ minh họa, âm thanh…nhằm mang lại cho học viên những trải nghiệm chân thực, sống động, loại bỏ sự nhàm chán trong lớp học. Tuy nhiên, phương pháp Giảng dạy trực quan lại đặt ra yêu cầu nhiều hơn trong tính linh hoạt của giáo viên.

Sử dụng các công cụ công nghệ nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh

Gần đây Việt Nam đã có những quy chế mở cửa cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ phục vụ vào công tác dạy và học. Không chỉ là bắt kịp với xu thế toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đưa các công cụ công nghệ vào giáo dục ngày nay là điều cần thiết. Tuy nhiên phương pháp đổi mới này cũng đặt ra những thách thức cho giáo viên về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng nó như thế nào để tránh lạm dụng, hạn chế tối đa những tiêu cực.

Khi tìm kiếm những công cụ công nghệ hỗ trợ cho dạy và học, các giảng viên cũng cần phải đảm bảo rằng công cụ đó có thể sử dụng dễ dàng và đề cao những tính năng quản lý, hỗ trợ tương tác trong lớp học.

Không có một phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối. Việc thay đổi cách thức giảng dạy cần thời gian để thích nghi và điều chỉnh nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chấp nhận thay đổi từ chính các giáo viên.

Trả lời